Xu thế phát triển của rô bốt trên thế giới và tình hình nghiên cứu phát triển rô bốt ở Việt Nam hiện nay


 Theo dự báo trong vòng 20 năm nữa mỗi người sẽ có nhu cầu sử dụng một rô bốt cá nhân như cần một máy tính PC hiện nay và Rô bốt sẽ là tâm điểm của một cuộc cách mạng công nghệ lớn sau Internet. Với xu thế này, cùng với các ứng dụng truyền thống khác của rô bốt trong công nghiệp, y tế, giáo dục đào tạo, giải trí và đặc biệt trong an ninh quốc phòng thì thị trường rô bốt và các dịch vụ ăn theo rô bốt sẽ vô cùng lớn. Rô bốt tổng hợp trong nó cả khoa học và công nghệ. Để thiết kế và chế tạo được rô bốt, ta cần có các tri thức của toán học, cơ học, vật lý, điện tử, lý thuyết điều khiển, khoa học tính toán và nhiều tri thức khác. Để có thể ứng dụng được rô bốt, ta cần biết rõ về đối tượng ứng dụng. Rô bốt là sản phẩm tích hợp cả khoa học và công nghệ với độ phức tạp cao.

Rô bốt đã có những tiến bộ đáng kể trong hơn nửa thế kỷ qua. Rô bốt đầu tiên được ứng dụng trong công nghiệp vào những năm 60 để thay thế con người làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm trong môi trường độc hại. Do nhu cầu cần sử dụng ngày càng nhiều trong các quá trình sản xuất phức tạp nên rô bốt công nghiệp cần có những khả năng thích ứng linh họat và thông minh hơn. Ngày nay, ngoài ứng dụng sơ khai ban đầu của rô bốt trong chế tạo máy thì các ứng dụng khác như trong y tế, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, đóng tàu, xây dựng, an ninh quốc phòng và gia đình đang có nhu cầu gia tăng đang là động lực cho các rô bốt địa hình và rô bốt dịch vụ phát triển.

Có thể kể đến một số loại rô bốt được quan tâm nhiều trong thời gian qua là: tay máy rô bốt (Robot Manipulators), rô bốt di động (Mobile Robots), rô bốt phỏng sinh học (Bio Inspired Robots) và rô bốt cá nhân (Personal Robots). Tay máy rô bốt bao gồm các loại rô bốt công nghiệp (Industrial Robot), rô bốt y tế (Medical Robot) và rô bốt trợ giúp người tàn tật (Rehabilitation robot). Rô bốt di động được nghiên cứu nhiều như xe tự hành trên mặt đất AGV (Autonomous Guided Vehicles), rô bốt tự hành dưới nước AUV (Autonomous Underwater Vehicles), rô bốt tự hành trên không UAV (Unmanned Arial Vehicles) và rô bốt vũ trụ (Space robots). Với rô bốt phỏng sinh học, các nghiên cứu thời gian qua tập trung vào 2 loại chính là rô bốt đi (Walking robots) và rô bốt dáng người (Humanoid Robots). Bên cạnh đó, các loại rô bốt phỏng sinh học dưới nước như rô bốt cá, các cấu trúc chuyển động phỏng theo sinh vật biển cũng được nhiều nhóm nghiên cứu phát triển.


Rô bốt dáng người (Nguồn: www. gizmodo.com)

Mặc dù về cấu trúc các loại rô bốt có nhiều điểm khác nhau nhưng các nghiên cứu hiện nay đều hướng về các ứng dụng dịch vụ và hoạt động của rô bốt trong môi trường tự nhiên. Mỹ là nước tập trung đầu tư hàng trăm tỷ USD cho phát triển hệ thống tác chiến tương lai trong đó rô bốt quân sự hoạt động ở các địa hình trên cạn, dưới nước và trên không chiếm phần không nhỏ. Với sự phát triển của xã hội và quá trình hiện đại hóa ở các nước G7 thì nhiều dịch vụ mới được hình thành làm thay đổi quan điểm về rô bốt, từ rô bốt phục vụ công nghiệp sang rô bốt phục vụ cho các nhu cầu xã hội và nhu cầu cá nhân của con người. Rô bốt được thiết kế phục vụ cho con người như những người giúp việc đắc lực, đa năng. Quá trình này dẫn đến các khái niệm mới và cả tay máy công nhiệp lẫn rô bốt di động truyền thống sẽ phải thay đổi một cách cơ bản mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường dịch vụ con người này.


Rô bốt thám hiểm sao hoả (Nguồn: robotics.youngester.com)

Tại Việt Nam, nghiên cứu phát triển rô bốt đã có những bước tiến đáng kể trong 25 năm vừa qua. Nhiều đơn vị trên toàn quốc thực hiện các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng về rô bốt như Trung tâm Tự động hoá, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện Điện tử, Tin học, Tự động hoá thuộc Bộ Công nghệp, Đại học Bách khoa TP.HCM, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Viện Cơ học, Viện Công nghệ thông tin thuộc Viện KHCNVN. Bên cạnh đó còn phải kể đến Công ty Cổ phần Robot TOSY, doanh nghiệp thiết kết và chết tạo rô bốt Việt Nam có nhiều sản phẩm ấn tượng trên trường quốc tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét